5 loại ván gỗ công nghiệp phổ biến trong sản xuất nội thất

Ván gỗ công nghiệp | Cabinetmaster

Nội thất ván gỗ công nghiệp đang là xu hướng được ưa chuộng hiện nay. Với đa dạng thiết kế, hiện đại, giá thành thấp hơn rất nhiều so với gỗ tự nhiên. Vậy có bao nhiêu loại gỗ công nghiệp? Loại ván công nghiệp nào tốt nhất? Cùng theo dõi ngay sau đây!

Gỗ công nghiệp là gì?

Gỗ công nghiệp là loại gỗ sử dụng keo, hợp chất để kết dính các vụn gỗ lại với nhau, dùng lực ép phù hợp tạo thành các tấm gỗ với đã dạng độ dày, kích thước.

Gỗ công nghiệp có tên tiếng anh là Wood – Based panel, đây là giải pháp tối ưu nhất trong công nghiệp sản xuất nội thất hiện nay.

Phân loại ván gỗ công nghiệp

GỖ VÁN DĂM (PB)

Ván dăm hay còn được biết đến là ván PB (Partical Board) hay là ván okal, đây là một loại cốt gỗ công nghiệp được cấu tạo từ dăm gỗ, mùn cưa được trộn với keo UF chuyên dụng, sau đó dùng máy ép thủy lực tạo thành các tấm ván.

Đặc điểm ván dăm okal

  • Ván có khả năng bám ốc vít tốt
  • Sở hữu độ cứng tương đối và độ bền khá cao
  • Đây là loại ván có giá thành thấp
Ván gỗ BP | Cabinetmaster

Vì khả năng chống nước thấp, nên ván okal tường dùng để làm: tủ giày, tủ tài liệu, tủ quần áo, giá sách. Đối với loại ván dăm phủ melamine chống ẩm tốt thì được ứng dụng rộng rãi trong sản xuất nội thất nhà ở, trường học, văn phòng,…

VÁN CÔNG NGHIỆP MDF

Ván MDF là tên viết tắt của cụm từ Medium density fiberboard. Ván được cấu tạo từ các loại gỗ vụn, cành, nhánh cây gỗ tự nhiên được nghiền nát, trộn với keo chuyên dụng sau đó ép thành các tấm ván với đa dạng độ dày khác nhau.

Đặc điểm ván MDF

  • Có bề mặt mịn, chịu được lực cao và ít bị cong vênh.
  • Không bị co ngót, không bị mối mọt
  • Ván ít bị ảnh hưởng co giãn bởi nhiệt
Ván gỗ công nghiệp MDF | Cabinetmaster

Nhờ những đặc tính trên, người ta sử dụng gỗ MDF trong gia công các chi tiết cần chịu lực của tủ gỗ như: hộc tủ, đợt tủ.

GỖ VÁN CÔNG NGHIỆP MFC

Ván gỗ MFC có tên đầy đủ là Melamine Faced Chipboard, đây là loại ván chuyên được phủ melamine. Phần ruột được trộn từ các loại vụn gỗ rồi trộn với keo và một số hợp chất khác, sau cùng ép lại thành các độ dày khác nhau. Bề mặt thành phẩm thường được phủ giấy in vân gỗ, nhựa PVC, veneer,… tạo nên độ thẩm mỹ cao.

Phân loại: chia thành 2 loại ván MFC thường và gỗ MFC lõi xanh chống ẩm

Đặc điểm ván gỗ MFC

  • Có bề mặt phẳng, không bong tróc, cong vênh
  • Có tính chịu âm cao, phù hợp với điều kiện khí hậu tại Việt Nam
  • Có bảng màu đa dạng, hiện đại
Ván gỗ công nghiệp MFC | Cabinetmaster

Ván công nghiệp MFC thường được dùng sản xuất tủ bếp, vách ngăn toilet, bàn ghế,…

GỖ CÔNG NGHIỆP HDF

Gỗ HDF hay còn gọi là tấm ván gỗ ép, có tên tiếng anh là High Density Fiberboard  – gỗ sợ mật độ cao. Ván MDF được đánh giá là loại ván gỗ công nghiệp cao cấp, giải quyết được các vấn đề gặp phải của nhiều loại ván khác như MDF, MFC,…

Cấu tạo gỗ HDF: là sự kết hợp giữa 80 – 85% bột gỗ tự nhiên, cành cây, gỗ vụn,… cùng với 15 – 20 % chất kết dính. Sau đó sấy trong điều kiện nhiệt độ từ 1000 – 2000 độ C và ép dưới áp suất 850 – 870 kg/cm2 tạo thành các tấm ván HDF.

Đặc điểm ván HDF

  • Có độ cứng cao, chịu được lực tốt, không bị cong vênh
  • Có khả năng chống ẩm, chống cháy cực kỳ tốt
  • Ngoài ra gỗ HDF còn sở hữu tính năng cách âm, cách nhiệt tương đối tốt
  • Tuổi thọ ván cao, hơn 10 năm
Ván công nghiệp HDF | Cabinetmaster

Với những ưu điểm nổi trội đó, ván gỗ HDF được ứng dụng làm ván sàn cao cấp. Ngoài ra, ván còn được dùng làm cửa phòng ngủ, phòng học,…

VÁN GỖ DÁN (PLYWOOD)

Đây là loại ván được tạo ra từ nhiều lớp gỗ tự nhiên được lạng mỏng cùng kích thước và xếp chồng lên nhau. Các lớp ván được kết dính bằng keo phenol hoặc Formaldehyde. Sau cùng dùng máy ép thủy lực tạo ra lực ép lớn, giúp các tấm ván liên kết chặt chẽ lại với nhau.

Cấu tạo: các lớp cốt gỗ của plywood thường được cấu tạo từ các loại gỗ ngắn ngày như: keo, bạch đàn, thông, bạch dương,… Đây cũng là ưu điểm nổi trội của ván ép, vừa giúp tiết kiệm nguyên liệu vừa bảo vệ môi trường tối đa.

Đặc điểm ván plywood

  • Có khả năng chịu lực tốt, ít bị biến dạng
  • Khả năng chống ẩm, chống mối mọt cao
Ván ép công nghiệp Plywood | Cabinetmaster

Ván plywood được ứng dụng rộng rãi trong sản xuất nội thất gỗ công nghiệp hiện nay. Có thể kể đến như: sàn gỗ, vách ngăn tường, bàn, tủ, kệ sách, trần ốp gỗ,….

Máy móc gia công ván công nghiệp hiệu quả

Dưới đây là bộ 3 máy cần thiết để lắp đặt dây chuyền gia công, sản xuất nội thất gỗ công nghiệp hiện nay.         

MÁY CƯA CẮT VÁN CÔNG NGHIỆP

1. Máy cưa bàn trượt

Đây là dòng máy được sử dụng để cắt ván lần lượt, các chi tiết nhỏ. Máy cưa bàn trượt sẽ thích hợp với các xưởng nhỏ, hoặc các đơn vị đầu tư để tăng năng suất.

Đặc điểm:

  • Máy gồm 2 lưỡi cưa: 1 lưỡi chính và 1 lưỡi mồi. Thiết kế 2 lưỡi giúp cắt nhanh, đường cắt láng mịn.
  • Thiết kế bàn đẩy, gia công chuẩn xác, vận hành an toàn
  • Cắt được hầu hết các loại ván công nghiệp: MDF, HDF, MFC, okal, ván plywood,…
Máy cắt ván bàn trượt | Cabinetmaster

2. Máy cắt ván cnc panel saw

Máy cưa panel sẽ là sự lựa chọn hoàn hảo cho các doanh nghiệp sản xuất với công suất lớn, hàng loạt.

Đặc điểm:

  • Có khả năng cắt 3 – 4 tấm ván cùng một lúc
  • Cắt được đa dạng kích thước ván lớn, nhỏ khác nhau
  • Thiết kế lưỡi chạy cắt với tốc độ cao, chính xác tuyệt đối, an toàn.
  • Màn hình PLC, thiết lập thông số cắt nhanh chóng, dễ dàng
  • Khung máy cứng cáp, hoạt động ổn định trong điều kiện làm việc liên tục.
Máy cưa panel saw | Cabinetmaster

3. Máy cnc cắt ván công nghiệp

Hiện nay, máy cnc đang là sự lựa chọn hàng đầu trong dây chuyền sản xuất nội thất gỗ công nghiệp hiện nay. Máy có đa dạng các dòng với chức năng, công suất khác nhau, phù hợp với hầu hết nhu cầu sản xuất.

Đặc điểm:

  • Máy cnc tích hợp đa chức năng: phay, khoan, chạy rãnh, cắt ván,… trong cùng 1 máy
  • Thông số gia công sẽ được thiết lập trên phần mềm, đảm bảo gia công chính xác, không phụ thuộc nhân công.
  • Thực hiện cắt được các biên dạng phức tạp hiệu quả
  • Có thể cắt nhiều kích thước khác nhau trên cùng 1 tấm ván
Máy cnc cắt ván công nghiệp | Cabinetmaster

Tìm hiểu thêm các dòng Máy cnc cắt ván công nghiệp panel saw tốt nhất 2022

MÁY DÁN CẠNH GỖ CÔNG NGHIỆP

Công đoạn dán cạnh gỗ, giúp tăng độ thẩm mỹ có thành phẩm sau gia công. Ngoài ra còn giúp tạo lớp màng bảo vệ cốt gỗ bên trong, nâng cao tuổi thọ sản phẩm.

Phân loại máy dán cạnh

  • Máy dán cạnh bán tự động: được thiết kế nhỏ gọn với chức năng chính là lăn keo và ép nẹp dán. Đối với dòng máy này, người vận hành phải dùng lực để đẩy ép nẹp dính vào ván. Độ thẩm mỹ dán chỉ cạnh phụ thuộc rất nhiều vào tay nghề nhân công. Nhưng đổi lại, giá thành của máy dán cạnh bán tự động tương đối rẻ.
  • Máy dán cạnh tự động: trên thị trường hiện có rất nhiều dòng khác nhau như: dán cạnh thẳng 5 chức năng, 7 chức năng, máy dán cạnh vát nghiêng, máy dán cạnh cong,… Tùy vào công năng mà sẽ có giá thành khác nhau.
  • Máy dán chỉ tích hợp nồi keo pur: đây là cải tiến trong công nghệ dán cạnh hiện nay, các sản phẩm dán keo pur sẽ có độ thẩm mỹ và độ bền cao hơn.

MÁY KHOAN GỖ CÔNG NGHIỆP

Đây là công đoạn tạo các lỗ khoan tạo liên kết cho các chi tiết sản phẩm. Sản phẩm có chắc chắn, tuổi thọ có cao hay không, phụ thuộc rất nhiều vào công đoạn này.

Phân loại máy khoan

  • Máy khoan liên kết: thực hiện khoan dọc – khoan ngang. Dòng máy này sẽ thích hợp gia công các sản phẩm đơn giản, không đòi hỏi chạy các biên dạng phúc tạp.
  • Máy khoan cnc: thực hiện khoan tự động với độ chính xác cao. Với thiết kế hiện đại, máy khoan cnc gia công hàng loạt với năng suất cao. Đây sẽ là sự lựa chọn thích hợp cho các đơn vị sản xuất với công suất lớn.

ỨNG DỤNG VÁN GỖ CÔNG NGHIỆP TRONG SẢN XUẤT NỘI THẤT

Nội thất gỗ công nghiệp phòng khách | Cabinetmaster
Nội thất phòng ngủ gỗ công nghiệp | Cabinetmaster
Nội thất phòng bếp gỗ công nghiệp | Cabinetmaster

Mẹo bảo quản nội thất gỗ công nghiệp hiệu quả

Các sản phẩm nội thất gỗ công nghiệp sẽ có tuổi thọ ngắn hơn so với các sản phẩm làm từ gỗ tự nhiên. Chính vì thế để nâng cao độ bền của sản phẩm, người tiêu dùng cần nắm ngay các mẹo sau đây.

  • Thường xuyên vệ sinh – làm sạch định kỳ

Việc lau chùi, vệ sinh thường xuyên sẽ giảm thiểu các vi khuẩn bám trên sản phẩm lâu ngày, gây hao mòn, mối mọt.

  • Không tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng

Ngày nay, một số loại ván có khả năng chịu nhiệt khá tốt, nhưng để sản phẩm keo dài thời gian sử dụng, hạn chế tiếp xúc ánh năng là điều cần thiết.

  • Hạn chế tiếp xúc với môi trường ẩm mốc

Việc tiếp xúc lâu ngày với môi trường ẩm mốc sẽ khiến vi khuẩn xâm nhập vào sâu bên trong, gây hư hỏng cốt gỗ.

Ngoài ra khi bị ẩm, sản phẩm dễ bị bong tróc, phồng dộp lên, làm mất thẩm mỹ.

  • Thường xuyên đánh bóng – sơn bóng cho sản phẩm

Công tác đánh sơn bóng giúp sản phẩm luôn sạch sẽ, đặc biệt sẽ tạo một lớp màng bảo vệ cao cấp. Đánh bóng thường xuyên sẽ giúp sản phẩm lúc nào cũng sạch bóng như mới, bừng sáng không gian sống.

  • Sửa chữa ngay những chi tiết khi bị hư hỏng

Khi phát hiện các chi tiết, ốc vít,… của sản phẩm bị hư hỏng, tiến hành sửa chữa ngay lập tức. Đảm bảo không để lâu ngày, sẽ làm ảnh hưởng đến các bộ phận khác.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *